Cập nhật thị trường

Doanh nghiệp chây ỳ nộp tiền đất

Hàng loạt chủ đầu tư dự án nhà ở trên địa bàn Hà Nội đến nay vẫn chưa nộp tiền bổ sung vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ do điều chỉnh quy hoạch, tính tiền sử dụng đất bổ sung.

Bộ TN&MT cho biết, mới đây đã nhận được văn bản của Sở TN&MT Hà Nội về việc đăng công khai các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 đối với các chủ đầu tư chưa nộp tiền vào ngân sách thành phố và tài khoản tạm giữ của TTCP theo Kết luận thanh tra số 1203/KL-TTCP ngày 16/5/2017.

 

Doanh nghiệp chây ỳ nộp tiền đất

 

Điểm tên hàng loạt chủ đầu tư

Tính đến ngày 21/10/2021, hàng loạt dự án phải nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của TTCP do điều chỉnh quy hoạch nhưng vẫn chưa nộp.

Cụ thể, Tổng Công ty xây dựng Hà Nội bị điểm danh với số tiền gần 37 tỷ đồng tại Dự án tổ hợp đa năng 28 tầng tại làng quốc tế Thăng Long. Dự án nhà ở cao tầng CT2 Khu đô thị mới Trung Văn của Công ty TNHH PNT Viettel-Hancic và Cty TNHH kinh doanh nhà Phục Hưng với 26,8 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng và trường học tại 310 Minh Khai của Công ty CPXD 3 (Vinaconex3 và Công ty TNHH MTV Mai Động với12,67 tỷ đồng.

Dự án xây dựng nhà ở để bán cho CBCS công an huyện Từ Liêm, CBCC làm việc tại CQ TPHN và một phần để kinh doanh của Công ty CPĐT XD Vinaconex- PVC với 26,5 tỷ đồng; Dự án Khu đô thị mới Kim Văn – Kim Lũ của Công ty CP Xây dựng số 2 với số tiền gần 6,3 tỷ đồng; Dự án Khu đô thị Xa La với gần 21 tỷ đồng.

Riêng với Khu nhà ở Mễ Trì, Từ Liêm của Công ty KD phát triển nhà Hà Nội (Hanhud) nay là Công ty CPKD phát triển nhà và đô thị Hà Nội, báo cáo của TP Hà Nội cho thấy, với hơn 26,5 tỷ đồng phải nộp tiền vào ngân sách thành phố do còn nợ đọng tiền chênh lệch giá thành giá bán theo kết luận thanh tra, đến nay mới nộp vào tài khoản tạm giữ 1,75 tỷ còn lại hơn 24,8 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, báo cáo của Sở TN&MT Hà Nội cũng cho biết, hàng loạt chủ đầu tư phải nộp bổ sung do sai phạm về thực hiện nghĩa vụ tài chính theo QĐ 123/2001/QĐ-UB vào tài khoản tạm giữ của TTCP, song đến nay chưa nộp hoặc nộp thiếu.

Trong đó, loạt dự án do TP Hà Nội báo cáo có sai phạm phải nộp tiền bổ sung như: Dự án Khu nhà ở chung cư cao tầng Mỹ Đình chưa nộp 26,4 tỷ đồng; Dự án VP, nhà ở tại 96 Trương Định của Công ty CP Mộc và XD HN chưa nộp 15,8 tỷ đồng; Dự án khu nhà ở bán tại Mỹ Đình của Công ty CPKD và PTN HN với 4,6 tỷ đồng; Dự án 39 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân của Công ty đầu tư xây lắp và phát triển nhà với 4,3 tỷ đồng.

Dự án khu nhà ở mở rộng xã Trung Văn của Công ty CP Vinaconex 2 với 6,5 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà ở tại 349 Minh Khai của Công ty DVTM Tràng Thi với 4,2 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà ở để bán tại 46 ngõ 230 Lạc Trung của Cty CP Xây dựng Hà Nội với 8,2 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà ở để bán tại 38 ngõ 72 Quan Nhân của Công ty XD PTNT chuyển cho An Lạc với gần 6 tỷ đồng chưa nộp.

Ngoài ra, 3 dự án do đoàn thanh tra thực hiện gồm: Dự án nhà ở để bán tại số 6 Đội Nhân Hà Nội của Công ty CP tập đoàn Ba Đình chưa nộp gần 34 tỷ đồng; Dự án nhà ở cao tầng và dịch vụ số 5 Nguyễn Chí Thanh (số mới với 71 Nguyễn Chí Thanh) của Công ty CP Xây dựng Công nghiệp mới nộp 6,2 tỷ đồng còn 30,7 tỷ đồng chưa nộp; Dự án Khu đô thị Nghĩa Đô – Dịch Vọng của Công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh và phát triển nhà Hà Nội với hơn 36 tỷ đồng.

Cần mạnh tay hơn nữa

Trước đó, năm 2017, TTCP ban hành Kết luận thanh tra số 1203 về việc quản lý đầu tư xây dựng một số dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị theo QĐ 123 năm 2001 của UBND TP Hà Nội, giai đoạn từ năm 2002-2014.

Doanh nghiệp chây ỳ nộp tiền đất

Dù đã bàn giao nhiều năm song dự án CT2 Trung Văn vẫn “nợ” tiền sử dụng đất

TTCP đã chỉ ra sai phạm trong công tác quản lý về đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng đất đai và quỹ đất ở, quỹ nhà ở để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị theo QĐ 123 của UBND TP Hà Nội; sai phạm về tài chính. Yêu cầu chủ đầu tư nộp bổ sung tiền vào ngân sách thành phố và tài khoản tạm giữ của TTCP.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều dự án dù đã hoàn thành đưa vào bàn giao nhưng nhiều năm chưa có sổ hồng, trường hợp trên còn xảy ra ở các thị trường khác, đặc biệt là tại TP HCM.

Theo luật sư Vũ Ngọc Chi (Công ty Luật Tam Anh), có nhiều dự án nợ tiền sử dụng đất là dự án triển khai cách đây nhiều năm.

“Để đảm bảo quyền lợi của người dân, cơ quan hành chính đã có quy định gỡ vướng như công khai danh sách, thanh tra… song cần mạnh tay hơn nữa với các biện pháp cưỡng chế theo quy định như trích tiền từ tài khoản, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng buộc các đơn vị nộp đủ số tiền còn nợ vào ngân sách, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người mua của dự án” – Luật sư Chi bày tỏ quan điểm.

 

Nguồn: Cafeland

Trở lại mục
Cập nhật thị trường
Cập nhật thị trường

Các bài viết đề xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VIETTIME

Trụ sở: Số 19, tổ 1 Giáp Nhất, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Số 536 đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Hotline: 0931 938 268
Email: viettimeland.ttt@viettimeland.com.vn - Website: www.viettimeland.com.vn
Giấy phép ĐKDN số 0106566927 được cấp ngày 09/06/2014