Cập nhật thị trường

Đột phá cho nhà ở xã hội

nhà ở dành cho người thu nhập thấp chiếm đến 70-80% nhu cầu của người dân. Song, việc phát triển loại hình nhà ở này thời gian qua còn nhiều hạn chế, cung không theo kịp cầu. Để hóa giải vấn đề này, năm 2022, Bộ Xây dựng xác định đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân là một trong ba khâu đột phá của ngành Xây dựng. Trên cơ sở đó, Bộ đã và đang tập trung đôn đốc, hỗ trợ triển khai các dự án nhà ở xã hội…

 

Đột phá cho nhà ở xã hội

 

Đến hết năm 2021, cả nước đã hoàn thành 266 dự án nhà ở xã hội, quy mô 142.000 căn hộ, tổng diện tích hơn 7,1 triệu mét vuông sàn. Trong ảnh: Khu nhà ở xã hội kết hợp thương mại THT New City (huyện Hoài Đức). Ảnh: Nguyễn Quang

Lượng cung hạn chế

Bộ Xây dựng cho biết, đến hết năm 2021, cả nước đã hoàn thành 266 dự án nhà ở xã hội, quy mô 142.000 căn hộ, tổng diện tích hơn 7,1 triệu mét vuông sàn, đạt 56,8% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (năm 2011). Riêng năm 2021, đã có 17 dự án hoàn thành, với 27.800 căn hộ, gần 1,4 triệu mét vuông sàn. Việc phát triển nhà ở xã hội nhìn chung vẫn chậm, hiệu quả chưa cao, do một số vướng mắc cả về thể chế chính sách và tổ chức thực hiện.

Tại Hà Nội, giai đoạn 2016-2020, đã có 25 dự án nhà ở xã hội hoàn thành, tương đương 12.659 căn hộ, khoảng 1,25 triệu mét vuông sàn (đạt 26,24% so với kế hoạch). Năm 2021, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các dự án nhà ở xã hội vẫn được triển khai nhưng tiến độ bị ảnh hưởng. Chỉ có 2 dự án nhà ở xã hội hoàn thành, đưa vào sử dụng, tương ứng 1.234 căn hộ.

Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho rằng, nhu cầu nhà ở trong xã hội rất lớn, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp, chiếm tới 70-80%, song lượng cung lại hạn chế. Để thúc đẩy nguồn cung, rất cần khơi thông cả về cơ chế, vốn và quỹ đất.

Đặc biệt, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, các đợt bùng phát dịch Covid-19 cho thấy, nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp là khu vực chịu tác động lớn nhất do tập trung đông người dẫn tới khó khăn trong việc bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch, từ đó khó ổn định đời sống, việc làm. Do vậy, việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt nhà ở cho công nhân khu công nghiệp bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người lao động là giải pháp hết sức cần thiết nhằm phục hồi sản xuất. Đây cũng là một trong ba khâu đột phá được ngành Xây dựng xác định tập trung thực hiện trong năm 2022.

Nguồn: Cafeland

Trở lại mục
Cập nhật thị trường
Cập nhật thị trường

Các bài viết đề xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VIETTIME

Trụ sở: Số 19, tổ 1 Giáp Nhất, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Số 536 đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Hotline: 0931 938 268
Email: viettimeland.ttt@viettimeland.com.vn - Website: www.viettimeland.com.vn
Giấy phép ĐKDN số 0106566927 được cấp ngày 09/06/2014