Cập nhật thị trường

Mê Linh – Hà Nội: giá đất lùi về ngưỡng 20 triệu/m2

Sau khi đạt đỉnh hồi tháng 3, giá đất Mê Linh, Hà Nội “đi lùi”, loanh quanh ngưỡng 20 triệu/m2, bất kể thông tin được quy hoạch lên thành phố.

Giá đất giảm từ 5-15 triệu/m2

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, lô đất thổ cư 60m2 tại tổ 10, đường Võ Văn Kiệt, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh ở vị trí ô tô có thể đỗ tận cửa, đường trước mặt rộng 5 mét, cách khu công nghiệp 1km được chào bán 19,5 triệu đồng/m2.

Lô đất 80m2 nằm ngay ngã ba thôn Thường Lệ, xã Đại Thịnh, Huyện Mê Linh; được giới thiệu an ninh tốt, đầy đủ tiện ích và hạ tầng xã hội được chào bán 21 triệu/m2.

Nằm trong dự án Cienco 5 tại xã Tiền Phong, lô đất 100m2 được chào bán chỉ 20 triệu/m2

 

Mê Linh, Hà Nội: Giá đất lùi về ngưỡng 20 triệu/m2

Dự án Mê Linh bỏ hoang nhiều năm

Trong vai người tìm mua nhà, PV được một nhân viên môi giới cho biết, 20 triệu/m2 là giá bán đất khu biệt thự đơn lập, khu này diện tích lớn nên giá thấp hơn. Nhà liền kề diện tích nhỏ và giá cao hơn, khoảng 29 triệu/m2.

Theo thống kê của Công ty Định Anh, giá đất trung bình của huyện Mê Linh vào khoảng 18,6 triệu/m2. Giá đất cao nhất thuộc về khu đường Bắc Thăng Long, xã Tiền Phong, 22 triệu/m2. Đất quy hoạch ven đường vành đai 4 dao động 19 triệu – 20 triệu/m2. Đất trục chính khu đô thị Mê Linh dao động từ 15-17 triệu/m2.

Được biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Mê Linh cũng đã diễn ra nhiều cuộc đấu giá quyền sử dụng đất, giá khởi điểm từ 9 triệu – 16 triệu đồng. Đơn cử như: Đấu giá quyền sử dụng đất tại điểm X5, thôn Ngự Tiền xã Thanh Lâm, khởi điểm 10 triệu/m2; đấu giá quyền sử dụng đất tại điểm X5, X6, tổ dân phố số 9, thị trấn Quang Minh khởi điểm từ 10 triệu – 16 triệu/m2, tuỳ từng vị trí…

Mới nhất, ngày 1/10, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Mê Linh tổ chức đấu thầu 10 thửa đất tại điểm X5 thôn Ngự Tiền, xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh với giá khởi điểm 9 triệu – 10 triệu đồng/m2.

Anh Nguyễn Hoàng Lam, môi giới địa phương cho biết, giá đất khởi điểm của các cuộc đấu giá là sát với giá trị nhất bởi nó được lấy dựa trên cơ sở giao dịch thật qua giấy tờ sổ sách của địa phương. Giá chào bán trên thị trường thì do chủ sở hữu đất quyết định, so với thời điểm hiện tại thì giá đang bị giảm. Hồi đầu tháng 3, đỉnh điểm của cơn “sốt” đất, giá khoảng 25 triệu – 35 triệu/m2 thì nay lùi về 19 triệu – 20 triệu/m2, tuỳ từng vị trí.

Không chỉ giá đất nền của huyện Mê Linh mà trên toàn TP Hà Nội có xu hướng “đi lùi”. Theo báo cáo của một số đơn vị nghiên cứu thị trường, mức độ quan tâm đến đất nền Hà Nội trong quý III/2021 giảm 40% so với quý II/2021.

Nguyên nhân được xác định là do tác động của dịch Covid-19 hạn chế hoạt động giao dịch. Bên cạnh đó, giá đất tăng nóng hồi cuối tháng 3 đã dẫn đến nguy cơ cục bộ ở một số nơi, nhiều nhà đầu tư cảnh giác, “cất tiền” ngồi chờ diễn biến mới. Bên cạnh có cũng có sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan chức năng, “siết” các chiêu trò đầu cơ, thổi giá.

3 huyện lên thành phố, băn khoăn tiêu chí

Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội vừa có Báo cáo về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025. Theo đó, UBND Thành phố Hà Nội cho biết, sẽ xây dựng, trình phê duyệt Quy hoạch TP Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050… Đồng thời, đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh thành thành phố.

Đề xuất này của Hà Nội khiến nhiều chuyên gia băn khoăn. KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, các tiêu chí nâng cấp địa giới hành chính đã có quy định rõ ràng. Do vậy, cần dự vào các quy định đó để xem xét chứ không nợ tiêu chí như những năm trước.

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, khi đưa huyện lên thành phố thì đơn vị hành chính đó sẽ có ngân sách riêng, phần nào tự chủ về mặt tài chính. Do đó, 3 trong nhiều yếu tố quan trọng để xem xét chính là dân số, diện tích tự nhiên và GDP. Để huyện lên được thành phố cần lập dự án, phân tích chi phí và lợi ích để đi đến kết luận khoa học.

Trước đó (tháng 6/2021), UBND thành phố đã phê duyệt Đề án phát triển lên quận đối với huyện Hoài Đức với mục tiêu huyện lên quận vào năm 2020; Đối với 4 huyện còn lại là Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Đan Phượng được đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ lên quận. Tuy nhiên, cả 5 huyện đều có từ 3 đến 6 tiêu chí chưa đạt, trong đó đều chưa đạt 2 tiêu chí quan trọng là cân đối thu, chi ngân sách và mật độ đường giao thông đô thị.

(Nguồn: Cafeland)

Trở lại mục
Cập nhật thị trường
Cập nhật thị trường

Các bài viết đề xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VIETTIME

Trụ sở: Số 19, tổ 1 Giáp Nhất, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Số 536 đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Hotline: 0931 938 268
Email: viettimeland.ttt@viettimeland.com.vn - Website: www.viettimeland.com.vn
Giấy phép ĐKDN số 0106566927 được cấp ngày 09/06/2014