Với cầu Trần Hưng Đạo, nhiều khu nhà có khả năng thuộc diện giải tỏa để thi công dự án.
Video toàn cảnh những khu nhà có khả năng giải tỏa khi làm cầu Trần Hưng Đạo.
Mới đây, UBND TP Hà Nội đã có quyết định chấp thuận giao CTCP Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định.
Theo quy hoạch, cầu Trần Hưng Đạo nối đường Trần Hưng Đạo (từ ngã năm Trần Hưng Đạo – Trần Thánh Tông, thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm; điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh (Quốc lộ 5) thuộc địa bàn phường Gia Thụy, quận Long Biên).
Đáng chú ý, khi dự án cầu Trần Hưng Đạo được triển khai sẽ có nhiều khu nhà có khả năng bị giải tỏa phục vụ dự án. Theo quy hoạch, bên phía quận Long Biên, cầu Trần Hưng Đạo đi qua ngõ 56 Thạch Cầu, qua bên hông sân bay Gia Lâm và kết thúc ở quốc lộ 5. Các khu vực mà cầu đi qua thuộc địa bàn quận Long Biên hầu như không có nhà dân.
Khu vực cầu Trần Hưng Đạo đi qua thuộc một phần phường Bồ Đề và Long Biên không có nhà dân.
Đoạn đi qua ngõ 56 Thạch Cầu chỉ tiếp giáp với khu vực nhà dân.
Trên địa bàn quận Long Biên, cơ bản không có nhà dân có khả năng bị giải tỏa.
Tuy nhiên, ở địa bàn quận Hoàn Kiếm, theo quy hoạch, cầu nhiều nhà dân có khả năng bị giải tỏa.
Cụ thể là nhà dân ở khu vực hai bên phố Vạn Kiếp.
Khu vực nhà dân có khả năng bị giải tỏa nhiều nhất ở khu vực đường dẫn từ Nguyễn Khoái lên và xuống cầu.
Khá nhiều nhà dân hai bên phố Vạn Kiếp có khả năng bị giải tỏa phục vụ xây dựng cầu Trần Hưng Đạo.
Đây là con phố có nhà cửa dày đặc của quận Hoàn Kiếm.
Theo ghi nhận , nút giao Vạn Kiếp – Nguyễn Khoái hiện vẫn đang có rào chắn.
Phố Vạn Kiếp dài vài trăm mét dày đặc nhà dân, nhiều nhà có khả năng bị giải tỏa làm cầu Trần Hưng Đạo trong tương lai.
(Nguồn: Vietnammoi.vn )