Cập nhật thị trường

Nóng!!! Chuyện sốt đất cuối năm

 

Nóng trong tuần: Nóng chuyện sốt đất cuối năm

 

Hình minh họa

Giao dịch tăng, nhưng khó xảy ra sốt đất

Sau thời gian trầm lắng do giãn cách xã hội, thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc đất nền đã dần sôi động trở lại. Tuy nhiên, giới chuyên gia dự báo sẽ khó xảy ra sốt đất trong thời gian tới bởi thị trường đã thận trọng hơn rất nhiều.

Ghi nhận về tình hình giao dịch tại phân khúc đất nền sau giai đoạn giãn cách, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R&D DKRA Việt Nam, cho biết TP.HCM, 5 tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và Long An) và xa hơn là các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận có khoảng 700 nền đất được đưa ra thị trường, với tỷ lệ tiêu thụ khoảng 55%. Trong khi tháng 10 chỉ có khoảng 650 nền và tiêu thụ chỉ hơn 1/3.

Tăng cường chấn chỉnh, kiểm soát “sốt đất ảo”

Thời gian gân đây, xuất hiện hiện tượng giá đất tăng đột biến nhất vào dịp cuối năm, do đó chính quyền một số địa phương đã ban hành các văn bản tạm dừng tiếp nhận hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ),… nhằm chặn đứng “cơn sốt đất ảo”.

Sau khi Thường trực Ban Chỉ đạo công tác lập quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thống nhất việc định hướng quy hoạch, phát triển khu vực Nam Vân Phong (phường Ninh Thủy, Thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), thuộc Khu kinh tế Vân Phong với chức năng là đô thị công nghiệp, cảng biển, logistics; nhiều nhà đầu tư đã rậm rịch về khu vực này để khảo sát, tiến hành mua, bán đất và giá đất ở đây cũng bắt đầu có chiều hướng “tăng nóng”.

Giá đất tiếp tục tăng với những “tin đồn” về quy hoạch

Tại xã Đông Dư (huyện Gia Lâm, Hà Nội) một mảnh đất có diện tích 50m2, dù chỉ nằm trong mặt đường thôn xóm nhưng chủ đất đang rao bán tới gần 2 tỷ tăng lên so với đầu năm 2021 khoảng 20%. Môi giới nhà đất tại những khu vực này đều đưa thông tin, đất lại lên như thời điểm đầu năm bởi thông tin về quy hoạch phân khu sông Hồng.

“Nếu đầu tư để lướt sóng hoặc sử dụng trong thời điểm này là hợp lý, thời gian tới khi công bố Quy hoạch giá sẽ còn lên cao hơn nữa, có tiền cũng không mua được” – một môi giới cho biết. Thông tin được các môi giới nhà đất và nhà đầu tư truyền tai nhau là Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ được phê duyệt vào đầu tháng 2/2022, giá đất tại các khu vực ven sông sẽ tiếp tục lên.

3 “cú sốc” của thị trường bất động sản 2021

Cơn sốt đất ảo chưa từng có ở Bình Phước, đợt dịch lần thứ 4 bùng phát gây hậu quả nặng nề ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành phía Nam cùng mức đấu giá kỉ lục 2,4 tỉ đồng/m2 ở Thủ Thiêm là những sự kiện nổi bật trong năm 2021.

Đặc điểm của những cơn “sốt đất ảo” là đều ăn theo các thông tin chưa rõ ràng về các đề xuất xây dựng dự án hạ tầng quan trọng như sân bay, cao tốc, hay các đại đô thị của các doanh nghiệp lớn đang có kế hoạch triển khai. Thông qua lực lường “cò đất” hùng hậu giá đất được đẩy lên cao chóng mặt. Giao dịch chủ yếu là lướt cọc, sang tay chứ không có giao dịch thật bởi những người này không có nhu cầu sử dụng đất. Cơn sốt đất cũng chỉ diễn ra một thời gian ngắn. Trong một năm mà thị trường bất động sản gần như “đóng băng” vì ảnh hưởng của dịch bệnh thì những thông tin về cuộc đấu giá đất ở Thủ Thiêm vào tháng cuối cùng của năm đã làm “nóng” cả thị trường.

Loạn sốt đất cả 3 miền

Chiêu trò quen thuộc tạo sốt đất là giới đầu cơ tung tin đồn thổi, mua đi bán lại, gây nhiễu loạn thông tin, dụ người mua ôm hàng. Dù dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế khó khăn nhưng giá đất ở nhiều tỉnh, thành vẫn tăng phi mã. Đáng nói là một loạt tỉnh, thành đã xảy ra tình trạng sốt đất, gây mất cân bằng thị trường.

Nếu trước đây sốt đất chỉ xảy ra lẻ tẻ ở một số khu vực thì thời gian gần đây tình trạng này diễn ra đồng loạt ở nhiều tỉnh, thành. Những đợt sốt đất này chỉ diễn ra thời gian ngắn 1-2 tuần rồi nhanh chóng hạ nhiệt. Như ở miền Bắc, thị trường đất Ba Vì (Hà Nội) sốt sau khi Chính phủ đồng ý với ý kiến của Bộ Xây dựng về việc triển khai quy hoạch trong Khu du lịch quốc gia Ba Vì – Suối Hai. Các khu vực Ba Trại (xã Tản Lĩnh), Thụy An, Cẩm Lĩnh (Ba Vì) lập tức lên cơn sốt. Theo môi giới, giá đất đã được thổi lên gấp ba, bốn lần so với thời điểm ba năm trước.

Hà Nội: Giá chung cư “sốt nóng”

Căn hộ có mức giá dưới 20 triệu đồng/m2 gần như biến mất, số lượng dự án mới đếm ra cũng chưa đầy một bàn tay và đều ở xa trung tâm…, điều này khiến giá nhà chung cư tại Hà Nội trở nên “sốt nóng” những ngày cuối năm.

Ông Đính cho rằng, việc giá chung cư bị đẩy lên quá nhanh khiến cơ cấu cung – cầu mất cân bằng, tiềm ẩn nguy cơ phát triển thiếu bền vững. Theo ông Đính, chỉ một vài năm trước, giá căn hộ bình dân được định vị trên dưới mức 20 triệu đồng/m2 đã là cao, thì nay giá tối thiểu đã tăng lên 25 triệu đồng/m2, đây là điều rất đáng lo, nhất là trong bối cảnh thu nhập người dân sụt giảm mạnh do bệnh dịch.

 

Nguồn: Cafeland

Trở lại mục
Cập nhật thị trường
Cập nhật thị trường

Các bài viết đề xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VIETTIME

Trụ sở: Số 19, tổ 1 Giáp Nhất, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Số 536 đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Hotline: 0931 938 268
Email: viettimeland.ttt@viettimeland.com.vn - Website: www.viettimeland.com.vn
Giấy phép ĐKDN số 0106566927 được cấp ngày 09/06/2014